Truyền thống mở lễ tục Kin Chiêng Boọc Mạy phổ biến ở những bản làng người Thái ở huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hoá nhất là ở những bản mường có ông mo hoặc bà tày tài giỏi, có uy tín, đông con mày, con nuôi (những người được Thầy chữa khỏi bệnh). Lễ nhằm tế lễ các vị mường trời, thần núi, thần sông, thần đất, để cầu may, cầu mát cho dân làng mạnh khoẻ, có cuộc sống thanh bình.
Lễ tục Kin Chiêng Boọc Mạy có ý nghĩa to lớn trong việc kết nối cộng đồng, giúp tăng cường tình đoàn kết, gắn bó giữa các dân tộc anh em, đã được cộng đồng người Thái thừa nhận và lưu truyền qua nhiều thế hệ. Đồng thời góp phần cho bức tranh văn hoá của tỉnh Thanh Hoá thêm đa dạng và lung linh sắc màu.
Lễ tục Kin Chiêng Boọc Mạy vẫn được đồng bào dân tộc Thái (xã Cán Khê, Như Thanh, Thanh Hoá) lưu truyền |
Lễ diễn ra dịp tháng Giêng, tháng Hai âm lịch hằng năm. Chu kỳ tổ chức ba năm làm lễ lớn, một năm làm lễ nhỏ. |
Việc tổ chức lễ nhỏ thường diễn ra ở phạm vi mỗi gia đình, còn lễ lớn được tổ chức tại nơi thờ Thành hoàng có sự tham gia của cả cộng đồng. |
Để tiến hành lễ tục Kin Chiêng Boọc Mạy, đồng bào Thái làm lễ “Tem phạ”. Bắt đầu từ tháng 9 âm lịch, mọi nhà phải treo các dải chỉ xanh, đỏ để tang Trời 3 ngày. |
Hình thức, nghi lễ, có vai diễn dưới hình tượng “thần”, vai “mường Trời”, mượn cái uy, cái linh thiêng của “thần” để răn dạy người đời làm những điều hay, ý đẹp, sống chan hòa, yêu thương nhau. |
Lễ tục Kin Chiêng Boọc Mạy có sự tham gia của nhiều loại hình nghệ thuật tổng hợp: Hát, múa, trình diễn nhạc cụ. |
Hình thức lao động sản xuất giới thiệu trong Lễ. |
Trong không gian lễ hội, người dân là chủ thể văn hoá, họ cùng vui chơi, nhảy múa, hát ca sáng tạo thăng hoa. |